Hãy theo đuổi sự ưu tú, thành công sẽ theo đuổi bạn!

 

Nguồn gốc ngôn ngữ - Những giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ

November 13, 2023by Premiumtrans0

Trong hàng triệu năm, con người đã tiến hóa sao cho phù hợp với những thay đổi về môi trường – điều này ai cũng biết. Tuy nhiên, ít người hiểu được rằng quá trình tiến hóa này cũng nhằm mục đích bổ trợ cho việc sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp: các chi trước linh hoạt hơn, khả năng đi bằng hai chân và hệ thống tạo âm dần phát triển… Vậy ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi nào và như thế nào, để góp phần hoàn thiện cơ thể con người, đồng thời làm nền tảng cho sự phát triển của xã hội? Sự thật này chưa khi nào được sáng tỏ. Chỉ có các nhà khoa học đặt ra hàng loạt giả thuyết, thậm chí là những lý thuyết tưởng như rất… hoang đường về nguồn gốc ngôn ngữ

 

1.Thuyết tượng thanh

-Nguồn gốc: Thuyết tượng thanh manh nha từ thời cổ đại, phát triển mạnh vào thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX.

-Đại diện: Platon (427-347 TCN) và Augustin (354-430).

-Nội dung: Theo lí thuyết này, toàn bộ ngôn ngữ nói chung và các từ riêng biệt của nó đều là do ý muốn tự giác hay không tự giác của con người bắt chước những âm thanh của thế giới bao quanh. Sự bắt chước âm thanh mà các học giả nói tới bao hàm những nội dung khác nhau.

Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim

-Sự bắt chước âm thanh, theo Platon và Augustin thời cổ đại thực chất là dùng đặc điểm của âm thanh để mô phỏng đặc điểm của sự vật khách quan. Thí dụ, trong tiếng Hi Lạp [r] là một âm rung, âm thanh phát ra nhờ sự rung động của lưỡi cho nên nó đã được dùng để gọi tên sông ngòi – những sự vật có đặc điểm lưu động. Trong tiếng Latin, âm mel (mật ong) có tính mềm mại, biểu thị một thứ gì ngọt ngào, còn âm acer (thép) thì biểu thị một thứ gì cứng rắn…

-Quan niệm phổ biến nhất về sự bắt chước âm thanh là con người dùng cơ quan phát âm của mình mô phỏng những âm thanh do sự vật phát ra, như tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng nước chảy v.v… Thí dụ, cái xe máy kêu bình bịch nên có tên gọi là “cái bình bịch”, con mèo kêu meo meo nên mới gọi là “mèo” v.v…

Trong ngôn ngữ học hiện đại, sự bắt chước âm thanh còn được giải thích là dùng đặc điểm của tư thế bộ máy phát âm mô phỏng đặc điểm của sự vật khách quan. Thí dụ [ku], [gu] hoặc [nu] có đặc điểm âm tròn môi, trong nhiều ngôn ngữ dều được dùng để tạo nên từ căn của những từ biểu thị các sự vật có đặc điểm “hình lõm”, “trống rỗng”, “hình tròn” hoặc “kéo dài” (khi phát âm môi kéo dài ra trước).

Cơ sở cả những quan điểm trên là ở chỗ, trong tất cả các thứ tiếng đều có một số lượng nhất định các từ tượng thanh và từ sao phỏng, thí dụ các từ: mèo, bò, bình bịch, lom khom, ép, úp, mỉm v.v… trong tiếng Việt.

– Tuy nhiên, thuyết này chưa thuyết phục ở chỗ: số lượng những từ tượng thanh và từ sao phỏng trong các ngôn ngữ có số lượng không nhiều, các từ không liên quan gì đến âm thanh hay hình dáng của sự vật thì vô cùng lớn. Thuyết tượng thanh không có cơ sở để giải thích sự tồn tại của đại bộ phận những từ phi tượng thanh trong các ngôn ngữ.

 

2.Thuyết cảm thán

-Nguồn gốc: Thuyết cảm thán phát triển mạnh vào thế kỉ XVIII–XX.

-Đại diện: Rousseau (1712-1778), Humbolt (1767-1835).

-Nội dung: Ngôn ngữ loài người bắt nguồn từ những âm thanh của mừng, giận, buồn, vui, đau đớn… phát ra lúc tình cảm bị xúc động.Trong một số trường hợp, đó là những từ – những tín hiệu của cảm xúc và ý chí của chúng ta. Trong các trường hợp khác thì có thể xem xét mối liên hệ gián tiếp giữa từ và trạng thái cảm xúc con người. Cơ sở của thuyết này là sự tồn tại trong các ngôn ngữ những thán từ và những từ phát sinh từ thán từ. (ví dụ các từ: ối, á, ô, a, ha…trong tiếng Việt).

-Tuy nhiên giả thuyết này cũng thiếu sức thuyết phục. Bởi số lượng các từ cảm thán của các ngôn ngữ vô cùng ít. Không có cơ sở để giải thích sự tồn tại của những từ không có liên hệ gì với cảm xúc, tâm trạng của con người.

Hơn 16.790.400 Biểu Cảm Khuôn Mặt ảnh, hình chụp & hình ảnh trả phí bản quyền một lần sẵn có - iStock

3.Thuyết tiếng kêu trong lao động

-Nguồn gốc : xuất hiện vào thế kỉ XIX trong các công trình của các nhà duy vật.

-Đại diện: L.Nuare, K.Biukher.

-Nội dung: Ngôn ngữ đã xuất hiện từ những tiếng kêu trong lao động tập thể ( săn mồi, đánh bắt cá, …) hoặc do nhịp điệu, tiếng kêu phát ra phù hợp với động tác lao động.

-Hợp lý: Lý thuyết này cũng có cơ sở thực tế trong sinh hoạt lao động của con người hiện nay. Các tác giả đã nói đến nhu cầu phối hợp lẫn nhau trong lao động.

-Bất hợp lý:

+ Không nói rõ điều kiện nảy sinh ngôn ngữ.

+ Với thuyết này, động vật cũng có thể phát ra tiếng thở và có đời sống sinh hoạt, tập thể tạo ra ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ là sản phẩm của con người, gắn liền với sự tư duy và suy đoán nên ngôn ngữ không đồng nhất với tiếng kêu tiếng thở của động vật.

Đi làm nông nghiệp tại Australia, lao động Việt có thể kiếm gần 70 triệu đồng/tháng

 

4.Thuyết khế ước xã hội

-Nguồn gốc: Thuyết này bắt nguồn từ một số ý kiến của nhà triết học cổ đại Democrit, thịnh hành vào thế kỉ XVIII.

-Đại diện: Adam Smith và J.J Rousseau.

Lý thuyết Khế ước xã hội

-Nội dung: Theo thuyết này thì ngôn ngữ là do con người thoả thuận với nhau mà ra. Adam Smith nói khế ước xã hội là khả năng đầu tiên làm cho ngôn ngữ hình thành. Rousseau lại cho rằng, loài người trải qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu là giai đoạn tự nhiên, con người là một bộ phận của tự nhiên, nguồn gốc của ngôn ngữ là cảm xúc. Giai đoạn sau là giai đoạn văn minh, ngôn ngữ là sản phẩm của khế ước xã hội. Muốn có khế ước xã hội để tạo ra ngôn ngữ thì phải có ngôn ngữ trước đã. Người nguyên thủy chưa có ngôn ngữ không thể nào bàn bạc với nhau về phương án tạo ra ngôn ngữ. Muốn quy ước với nhau, con người phải có ngôn ngữ và tư duy phát triển.

-Tuy nhiên, cũng có những thiếu sót về thuyết khế ước xã hội, vì thuyết tách rời nguồn gốc ngôn ngữ khỏi nguồn gốc con người, cho rằng con người ra đời trước ngôn ngữ.

 

5.Thuyết ngôn ngữ cử chỉ

-Nguồn gốc: Thuyết này thịnh hành vào thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. Những người chủ trương thuyết này cho rằng ban đầu con người chưa có ngôn ngữ thành tiếng, để giao tiếp với nhau người ta dùng tư thế của thân thể và của tay.

-Đại diện: W.Wundt (1832-1920), Marr (đầu XX).

Giải mã bí mật ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp, thuyết phục | Tạp chí Kinh tế và Dự báo

-Nội dung: Vunter (thế kỉ XIX) cho rằng bộ điệu về nguyên tắc cũng giống với âm thanh, dù là bộ điệu về nguyên tắc cũng giống với âm thanh, dù là bộ điệu về nguyên tắc cũng giống với âm thanh, dù là bộ điệu tay hay âm thanh cũng đều là động tác biểu hiện. Marr (đầu thế kỉ XX) khẳng định ngôn ngữ cử chỉ tồn tại cách đây 1 triệu đến 1 triệu rưỡi năm còn ngôn ngữ âm thanh chỉ có cách đây 5 vạn đến 50 vạn năm. Theo ông, ngôn ngữ cử chỉ có thể biểu thị tư tưởng, khái niệm hình tượng hoá, có thể dùng làm công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong cùng một bộ lạc và với cả các bộ lạc khác, có thể là công cụ phát triển khái niệm của mình.

-Ngôn ngữ thành tiếng lúc đầu chỉ là ngôn ngữ của các đạo sĩ dùng để giao tiếp với các vật tổ của mình. Ông nói: Ban đầu cái ngôn ngữ thành tiếng được dùng tới không thể không có tính chất thần bí, từ cá biệt của nó được xem như một thứ gì huyền diệu khiến người ta phải trọng vọng. Người ta quý trọng nó như giữ gìn cái bí mật không thể cho người khác biết, giống như bây giờ người ta vẫn không để cho ai biết thứ ngôn ngữ của người đi săn riêng biệt, huyền diệu vậy.

-Việc sử dụng cử chỉ trong giao tiếp là có thật, nó dùng để biểu thị ý mình muốn truyền đạt. Nhưng cử chỉ chỉ là yếu tố cận ngôn ngữ, đi kèm theo ngôn ngữ. Không có cơ sở để nói rằng nó là ngôn ngữ đầu tiên của con người.

 

Học thuyết Mác- Nguồn gốc đích thực của ngôn ngữ 

VHU - Đoàn Thanh Niên & Hội Sinh viên - Trường Đại học Văn Hiến - KỶ NIỆM 202 NĂM NGÀY SINH CÁC MÁC (5/5/1818 – 5/5/2020) ——————————— Trong hàng ngũ những

-Xã hội loài người hình thành dựa trên lao động và ý thức – Nguồn gốc của ngôn ngữ là lao động vì:

+ Lao động giúp con người hoàn thiện về mặt thể chất, có dáng đi thẳng, hai tay dược giải phóng (đôi tay khéo léo biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động tạo tiền đề cho tính sáng tạo). Hoàn thiện bộ máy phát âm,con người có khả năng phát âm từng tiếng một.

+ Lao động giúp con người hoàn thiện về mặt tư tưởng: bộ não phát triển con người có khả năng tư duy trừu tượng.

+ Sự hợp tác trong lao động buộc các thành viên phải nói với nhau. LĐ càng phát triển thì nhu cầu nói với nhau càng nhiều.

Tóm lại, những giả thuyết trước Mác dù đã xuất phát từ quan điểm duy vật nhưng đều không giải thích đúng ngôn ngữ loài người đã hình thành như thế nào. Nguồn gốc của ngôn ngữ là lao động. Dưới tác động của lao động, ngôn ngữ và tư duy trừu tượng của con người cùng xuất hiện.

Tầm quan trọng của sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa trong kinh doanh

Dẫn đầu về công nghệ dịch thuật và bản địa hóa: Sự phát triển của ChatGPT

AI và ChatGPT: Cách phát triển trong thị trường việc làm của lĩnh vực ngôn ngữ đang thay đổi

Tầm quan trọng của phiên dịch song song trong các sự kiện quốc tế

 

by Premiumtrans

Công ty cổ phần quốc tế Premiumtrans - Chuyên cung cấp các dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ - Uy tín - Chất lượng hàng đầu – Tiết kiệm thời gian. Dịch thuật công chứng - Công chứng Tư pháp - Chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự. Vui lòng liên hệ : 0346.168.186 – Email: sales@premiumtrans.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Văn phòng Hà Nội
P. 302, Tầng 3, Tòa nhà 82 Bạch Mai, Cầu Dền, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Văn phòng HCM
187/7 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
KẾT NỐIMạng xã hội Premiumtrans
Chúng tôi sẵn sàng phục vụ bạn ở bất kỳ đâu!
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH THUẬT VÀ BẢN ĐỊA HÓA PREMIUMTRANSTrụ sở
P. 302, Tầng 3, Tòa nhà 82 Bạch Mai, Cầu Dền, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
ĐỊA ĐIỂMTìm công ty dịch thuật
http://premiumtrans.vn/wp-content/uploads/2019/04/img-footer-map.png
KẾT NỐIMạng xã hội Premiumtrans
Chúng tôi sẵn sàng phục vụ bạn ở bất kỳ đâu!

Copyright by PREMIUMTRANS INTERNATIONAL JOINSTOCK COMPANY. All rights reserved.

Copyright by PREMIUMTRANS INTERNATIONAL JOINSTOCK COMPANY. All rights reserved.