Dịch thuật công chứng là dịch vụ đã trở thành nhu cầu tất yếu trong thời đại hội nhập của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Để hoàn thiện các giao dịch và thủ tục có liên quan đến yếu tố nước ngoài như du học, du lịch, xuất khẩu lao động, làm hồ sơ xin VISA, công tác, giấy phép lao động, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, … hồ sơ của người dân hoặc doanh nghiệp cần phải được dịch thuật công chứng sang các ngôn ngữ cần thiết theo yêu cầu của quốc gia sở tại, ví dụ như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn và tiếng Nga, …
Khái niệm:
Dịch thuật công chứng là một quá trình dịch văn bản và tài liệu ngôn ngữ từ bản gốc (vd: Tiếng Anh) sang ngôn ngữ đích (vd: Tiếng Việt) sau đó công chứng bản dịch này chuẩn xác với nội dung và đúng pháp luật so với bản gốc. Thực chất của dịch thuật công chứng là chứng thực chữ ký của biên dịch viên dịch tài liệu văn bản đó bởi công chứng viên của Văn phòng công chứng hoặc cán bộ tư pháp tại Phòng tư pháp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng 2014 thì người dịch phải là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng.
Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.
Tại sao phải dịch thuật công chứng? Tự dịch có được không?
Dịch thuật công chứng là thủ tục quan trọng nhà nước sử dụng để giám sát các giao dịch. Chính vì vậy theo quy định của nhà nước, có nhiều giao dịch đòi hỏi hồ sơ phải được làm dịch thuật công chứng.
Ngoài ra, dù không quy định thì hồ sơ được dịch thuật công chứng cũng có độ tin tưởng cao hơn. Tuy nhiên muốn làm dịch thuật công chứng thì tài liệu cần phải có chữ ký và con dấu. Trường hợp tài liệu có nhiều trang sẽ cần đóng dấu giáp lai. Với các quốc gia không sử dụng con dấu thì chỉ yêu cầu chữ ký là được.
Các văn bản, tài liệu nước ngoài cần được hợp pháp hóa lãnh sự tại đại sứ quán, trước khi tiến hành dịch thuật công chứng tư pháp. Văn bản và tài liệu của một số quốc gia được miễn hợp thức hóa (theo Hiệp định tương trợ tư pháp và Hiệp định về lãnh sự giữa Việt Nam và quốc gia đó).
Tự dịch rồi công chứng có được không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng 2014, cá nhân có thể tự dịch thuật để phục vụ nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên không thể tự công chứng tài liệu giấy tờ đã dịch tại các đơn vị công chứng tư nhân và tư pháp.
Bản dịch chỉ được chấp nhận công chứng nếu được dịch bởi các công ty dịch thuật hay cộng tác viên dịch thuật liên kết với các đơn vị công chứng. Các công ty dịch thuật thường đăng ký chữ ký của biên dịch viên làm việc trong công ty với các đơn vị công chứng.
Như vậy nếu tự dịch thuật tài liệu, hồ sơ giấy tờ thì không thể tự công chứng được tại các đơn vị công chứng như Văn phòng công chứng tư nhân hay Phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp các quận, huyện.
Phân biệt giữa Dịch chứng thực (Certified Translation) và Dịch công chứng (Notarized Translation)
Dịch chứng thực là bản dịch được cung cấp bởi người dịch đã được chứng nhận (người dịch có chuyên môn về dịch thuật ngôn ngữ đó). Người dịch phải cung cấp họ tên, chữ ký, ngày dịch và các thông tin khác, phải tuyên thệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật để đảm bảo rằng bản dịch là hoàn chỉnh và chính xác. Người dịch được chứng nhận bởi cơ quan hoặc tổ chức nào thì cơ quan hoặc tổ chức đó phải đóng dấu và xác nhận thông tin về người dịch. Văn bản được dịch chứng thực chỉ có giá trị giao dịch về nội dung.
Dịch công chứng yêu cầu thêm 1 bước quan trọng so với dịch chứng thực: người dịch được chứng nhận phải ký và được xác nhận, đóng dấu bởi Phòng Tư pháp (thường là của Nhà nước). Hoặc văn phòng Công chứng tư nhân. Văn bản được dịch công chứng có giá trị pháp lý được chấp nhận bởi các trường đại học, đại sứ quán hay các tổ chức nước ngoài khác.
Dịch Công chứng thường được các cơ quan tổ chức, yêu cầu về các lĩnh vực như du học, xuất khẩu lao động, du lịch và công tác, … Khi hồ sơ visa yêu cầu Dịch thuật có công chứng hay những chứng từ, dự án thầu trong nước mà có liên hết hoặc hợp tác với Các tổ chức nước ngoài.
Nên làm dịch thuật công chứng ở đâu?
Như trong phân tích ở trên, dịch thuật công chứng sẽ bao gồm 02 giai đoạn là dịch thuật và công chứng. Ở Việt Nam có 3 đơn vị được cấp phép làm dịch thuật công chứng là công ty dịch thuật, văn phòng công chứng tư nhân và phòng công chứng thuộc sở tư pháp các quận huyện.
Cả 3 đơn vị này có tổ chức không giống nhau nhưng đều được cấp phép làm dịch thuật và công chứng bản dịch theo đúng quy định của Luật Công chứng 2014. Sự khác nhau giữa 03 đơn vị này chủ yếu là cách thức hoạt động, tổ chức và con người.
– Công ty dịch thuật chuyên dịch thuật: Có thể nhận làm cả dịch vụ công chứng tư pháp và công chứng tư nhân để chứng thực cho bản dịch.
– Văn phòng công chứng tư nhân chuyên công chứng tư nhân: Chức năng dịch thuật phụ thuộc vào các cộng tác viên liên kết, không có chức năng công chứng tư pháp.
– Phòng công chứng (thuộc sở tư pháp các quận huyện): Là một cơ quan nhà nước có chức năng làm công chứng tư pháp. Chức năng dịch thuật cũng được làm bởi các cộng tác viên liên kết.
Trong 03 đơn vị làm dịch thuật công chứng trên thì Công ty dịch thuật có quy trình dịch thuật chuyên nghiệp, nhanh gọn. Những tài liệu ngắn, đơn giản đều có thể dịch thuật công chứng lấy ngay trong ngày được.
Nếu bạn đang muốn làm dịch thuật công chứng lấy ngay, cần dịch thuật những tài liệu dài, nhiều trang hoặc tài liệu khó thì có thể tham khảo làm tại công ty dịch thuật Premiumtrans và Vinalocalize
Dịch vụ dịch thuật công chứng của Premiumtrans
Công ty cổ phần quốc tế Premiumtrans là một trong những đơn vị chuyên làm dịch thuật công chứng tại Hà Nội. Bạn chỉ cần ngồi tại nhà gửi tài liệu, và chúng tôi sẽ trả lại bạn bản dịch công chứng hoàn chỉnh. Dịch vụ của Premiumtrans đáp ứng chuyên môn ở mọi ngành nghề, lĩnh vực. Chúng tôi có đội ngũ dịch thuật và cộng tác viên tại các quốc gia có kinh nghiệm lâu năm, am hiểu sâu trong từng lĩnh vực. Nếu bạn đang có nhu cầu làm công chứng dịch thuật, có thể tham khảo ngay báo giá dịch thuật của Premiumtrans
Mọi thắc mắc về dịch vụ dịch thuật công chứng và dịch thuật có chứng thực, xin Quý khách vui lòng liên hệ Văn phòng Dịch thuật & Tư vấn Công chứng Hà Nội theo số Hotline: 0346168186 hoặc email: sales@premiumtrans.vn hoặc trực tiếp tại địa chỉ 82 Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý khách 24/24h, tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ/ngày lễ.